Hiện nay, tình trạng nước ngầm đang bị ô nhiễm nghiêm
trọng. Trong khi đó, tỷ lệ người dùng nước giếng khoan vẫn đang chiếm một con số
khá lớn. Theo thống kê của Bộ tài nguyên và môi trường con số đó lên tới trên
40%. Những người dùng nước giếng khoan chủ yếu ở vùng nông thôn và miền núi. Việc
nước giếng khoan bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người sử
dụng. Vậy việc xử lý nước giếng khoan thế
nào để cho nước trở lên sạch, an toàn cho sức khỏe là một trong những câu hỏi
mà những hộ gia đình đang sử dụng nước giếng khoan đang băn khoăn.
![]() |
Nước giếng khoan bị ô nhiễm
|
Vì sao phải lọc nước giếng khoan trước khi sử dụng
Hiện nay nước ngầm đang bị ô nhiễm trầm trọng, những
người đang sử dụng nước khoan đứng trước nguy cơ phải sử dụng nguồn nước bẩn,
không hợp vệ sinh. Ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
-
Đầu tiên là người sử dụng sẽ phải
đối mặt với rất nhiều nguy cơ mắc bệnh.
-
Thứ hai, các chất độc tồn tại trong nước
giếng ô nhiễm ở mức độ nhẹ sẽ gây ra các bệnh dị ứng da, nhiễm trùng đường
ruột, gây bệnh tiêu chảy.
-
Nguy hiểm hơn là nếu chất độc tích tụ lâu ngày có thể dẫn đến ung thư và
thậm chí có thể gây tử vong.
-
Ngoài ra xử dụng nước giếng khoan chưa qua xử lý còn có nguy cơ mắc nhiều
các bệnh khác nữa.
Hướng dẫn xây dựng hệ thống lọc nước giếng khoan truyền thông tiện lợi và hiệu quả.
Mô hình lọc nước giếng khoan hiệu quả
-
Đâu tiên
da dùng bể xây có kích thước (DxRxC)
(80cm x 80 cm x 1m), có thể dùng các bể nhựa, thùng nhựa, thùng inox có thể
tích từ 200 (lít) trở lên, đối với bể lọc kích thước quan trọng nhất là độ cao
phải được từ 1m trở lên.
-
Tiếp theo,
dưới đáy bể dùng ống lọc nhựa PVC
Ф48 hoặc lưới inox nhỏ, để làm ống thu nước. Ống lọc, lưới lọc này có tác dụng
ngăn không cho vật liệu lọc chảy ra ngoài theo nước.
-
Lớp vật liệu thứ 1:
Dùng sỏi nhỏ kích thước 0,5-1 cm (Đổ lớp dưới đáy bể 10cm) tạo khoảng trống để thu gom nước. Không nên đổ nhiều vì sỏi chỉ có tác dụng làm thoáng, chống tắc ống lọc.
Dùng sỏi nhỏ kích thước 0,5-1 cm (Đổ lớp dưới đáy bể 10cm) tạo khoảng trống để thu gom nước. Không nên đổ nhiều vì sỏi chỉ có tác dụng làm thoáng, chống tắc ống lọc.
- Lớp vật liệu thứ 2:
Cát vàng hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước (Độ dày 25-30 cm).
Cát vàng hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước (Độ dày 25-30 cm).
- Lớp vật liệu thứ 3:
Cát Mangan có tác dụng hấp thụ hết mangan.
Cát Mangan có tác dụng hấp thụ hết mangan.
- Lớp vật liệu thứ 4:
Vật liệu than hoạt tính dùng để khử độc, mầu, mùi và các tạp chất hữu cơ trong nước (Độ dày 10 cm)
Vật liệu than hoạt tính dùng để khử độc, mầu, mùi và các tạp chất hữu cơ trong nước (Độ dày 10 cm)
- Lớp vật liệu thứ 5:
Vật liệu lọc FILOX dùng để xử lý sắt, mangan, asen. Đây là lớp vật liệu rất quan trọng trong bể lọc (Độ dày 10 cm)
Vật liệu lọc FILOX dùng để xử lý sắt, mangan, asen. Đây là lớp vật liệu rất quan trọng trong bể lọc (Độ dày 10 cm)
- Lớp vật liệu thứ 6:
Cát vàng hạt to hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước (để trên cùng độ dày 10-15 cm).
Cát vàng hạt to hoặc cát thạch anh chuyên dùng cho bể lọc nước (để trên cùng độ dày 10-15 cm).
Đây là một trong những giải pháp xử lý nước truyền thống đảm bảo an toàn cho nguồn nước. Nó không giống như bể lọc cát
thông thường, hệ thống lọc này sẽ giúp lọc được sạch các tạp chất có trong
nước. Đem lại nguồn nước sạch cho người dân. Hệ thống lọc này cũng tốn kém ít
chi phí, chính vì vậy những hộ gia đình đang sử dụng nước giếng khoan có thể áp
dụng.